lá vối nếp
Tại nước ta, Cây Vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại Miền Bắc, Miền Trung. Gỗ cây dùng làm nông cụ và trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Lá và nụ để làm Nước Vối, uống vừa giải khát lại có thể chữa được một số bệnh.
Cây Vối
Cây Vối Nếp khác Cây Vối Tẻ
Từ trước đến nay, những người sống ở nông thôn hoặc sành uống Nước Vối đều có thể phân biệt được sự khác biệt về các Giống Cây Vối.
Trong dân gian, Bà con phân chia làm 2 loại Cây Vối. Thông qua sự khác nhau về tên gọi và những đặc điểm nhận dạng.
Cây Vối Nếp khác Cây Vối Tẻ
Vối Nếp hay còn là Vối Bắc, Vối Kê, Vối Quế có lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh. Vối Tẻ còn được gọi là Vối Trâu có lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm, lá mỏng hơn Lá Vối Nếp.
Về hương vị khi sử dụng lá để đun nước uống thì Lá Vối Nếp nấu nước có vị thơm đậm đà hơn hẳn Lá Vối Tẻ. Vì thế, người sử dụng Cây Vối Giống có thể căn cứ vào dấu hiệu nhận biết về lá mà có thể lựa chọn đúng Giống Vối Nếp cho vị nước thơm ngon hơn.
Hình ảnh: lá vối tẻ
Dấu hiệu nhận biết Cây Vối Nếp
Cây Vối nói chung và Vối Nếp nói riêng là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc.
Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá Vối hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới. Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm.
Dấu hiệu nhận biết Cây Vối Nếp
Hoa vối nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng.
Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu. Lá Vối Tẻ khi vò ra không thơm bằng Lá Vối Nếp.
Hình ảnh: lá vối nếp
lá vối nếp